Ai đó từg nói rằng: Những ngọn núi đẹp nhất Trung Hoa đã “bị” các vị Tổ sư Phật giáo “sở hữu” cả rồi! Hành hương đến Tứ ại Phật Sơn, tôi mới hiểu thâm ý của chư Tổ vì sao đã chọn những nơi núi non trùng điệp, phong cảnh thù thắng làm chốn ẩn dật tu hành.


 

Tứ Đại Phật Sơn (hay Tứ Đại Danh Sơn) là bốn ngọn núi linh thiêng, nổi tiếng của Phật giáo Trung Hoa. Được hợp thành bởi bốn ngọn núi Ngũ Đài Sơn, Nga Mi Sơn, Phổ Đà Sơn và Cửu Hoa Sơn, Tứ Đại Phật Sơn là những thánh tích gắn liền với cuộc đời ẩn tu của các vị Đại Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm và Địa Tạng; những danh hiệu tôi vẫn thường hành trì vào mỗi thời khóa tụng niệm hằng đêm. Sau mỗi thời khóa, bao giờ tôi cũng hồi hướng xin được một lần hành hương đến đạo tràng của chư vị Bồ tát, noi theo hạnh nguyện của mỗi vị để tinh tấn hơn trong bước đường tu học. Và rồi nhân duyên cũng đến, đó là chuyến hành hương đầu tiên của chúng tôi về Tứ Đại Phật Sơn cách đây ít lâu.

 

Ngũ Đài Sơn non cao trùng điệp 
Chúng tôi đã bắt đầu chuyến hành hương dài ngày với điểm đến Ngũ Đài Sơn - đạo tràng của Bồ tát Văn Thù. Tôi đã viếng thăm những ngôi chùa liên quan đến sự tích Đức Văn Thù hóa thân tại đây như Thanh Lương Tự, Bồ Tát Đỉnh, Hiển Thông Tự, Tháp Viện Tự... Tương truyền đây là vùng đất khô cằn, nóng bức, dân tình khổ sở. Bồ tát vì thương chúng sinh nên xuống Long Cung thỉnh Yết Long thạch về đặt tại Ngũ Đài Sơn khiến cho vùng này mát mẻ, an lành. Ngày nay, Yết Long thạch được đặt thờ tại chùa Thanh Lương, do vậy Ngũ Đài Sơn còn có tên gọi khác là Thanh Lương Sơn

 

Điện thờ đức Văn Thù Bồ tát

 

 

 
Đường vào Tháp Văn Thù

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chùa Tháp Viện trên núi Ngũ Đài

 

Ngũ Đài Sơn hiện ra trước mắt tôi với quang cảnh bốn bề núi non trùng điệp, không một bóng cây, ngọn cỏ, gió thổi lồng lộng, đường đi chập chùng. Ngẫm lại, ngày nay đi bằng phương tiện hiện đại mà còn cảm giác xa xôi cách trở như vậy, huống nữa ngày xưa các bậc tiền nhân đến đảnh lễ Đức Văn Thù chỉ toàn đi bộ. Phải chăng Đức Văn Thù muốn thử lòng hành giả, những người muốn cầu trí tuệ vô biên của Bồ tát phải đoạn trừ tất cả mọi phiền não, bỏ lại tất cả những tham ái của cuộc đời để thành tựu Nhất thiết trí?

 

Tại chùa Tháp Viện, tôi cung kính thắp nén nhang trầm đem theo từ Việt Nam đi nhiễu quanh Văn Thù Phát tháp (Đại tháp thờ xá lợi tóc của Đức Văn Thù) và lắng lòng cung kính lắng nghe về sự vi diệu mà Đức Văn Thù lưu lại tóc của mình tại nơi này qua lời trình bày của hướng dẫn viên người địa phương. Bước chân hành thiền được tiếp nối sang Đại Hiển Thông tự, ngôi chùa cổ xưa và qui mô nhất của vùng Ngũ Đài Sơn được xây dựng từ thời nhà Đông Hán. Ngắm nhìn toàn cảnh Ngũ Đài Sơn từ Bồ Tát đỉnh, xa xa thấp thoáng trong mây là ngọn Hiệp Đầu Phong với đỉnh cao đến 3.058 mét như biểu tượng cho trí tuệ vĩ đại của bậc Bồ tát. Trên đường trở về khách sạn, bước xuống 108 bậc từ Bồ Tát đỉnh, mỗi bước tôi đều nhất tâm niệm hồng danh Ngài: Nam mô Ngũ Đài Sơn Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát!

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Thời Đông Hán, năm Vĩnh Bình thứ 3, có hai vị cao tăng từ Ấn Độ là ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đến Ngũ Đài Sơn, thấy phong cảnh trang nghiêm, thanh tịnh nên đã lập chùa tu hành, dịch kinh sách, phổ độ chúng sanh.

  --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nga Mi Sơn bức tranh diễm lệ 
Rời Ngũ Đài Sơn, chúng tôi về lại thành phố Thái Nguyên (TQ)để đáp chuyến bay đi Thành Đô - thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên. Từ đây đi khoảng 160km nữa là đến Nga Mi Sơn, đạo tràng của Bồ tát Phổ Hiền. Nga Mi Sơn diễm lệ bởi màu xanh của núi non hùng vĩ, thác chảy, mây bay, cảnh sắc thanh nhã như một bức tranh thủy mặc sống động, đúng như ý nghĩa câu ”Thiên hạ danh sơn” được nhà thư pháp nổi tiếng đời Thanh Quách Mạc Nhược đề tặng trước cổng vào khu thánh tích này. Từ chân núi Nga Mi, ngồi xe trung chuyển khoảng 53km mất khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ mới đến trạm dừng xe; từ đây đi bộ thêm 15 phút nữa sẽ đến trạm cáp treo. Cáp treo chứa đến 100 người trong cùng một cabin và mất gần 8 phút để lên đến Kim Đỉnh.

 

Kim đỉnh Nga Mi

 

 

 
Sau khi ra khỏi cáp treo, nếu trời quang mây tạnh, du khách sẽ thấy kim tướng Phổ Hiền Thập Diện cưỡi voi sáu ngà uy nghiêm, kỳ vĩ. Tương truyền, trên đường vân du khắp cõi Ta bà, nhân khi qua Nga Mi Sơn, dừng chân nghỉ ngơi để bạch tượng uống nước, thấy phong cảnh núi non hùng vĩ, cảnh trí thanh u nghiêm tịnh, Ngài quyết định ở lại để trùng tuyên pháp ngữ hóa độ chúng sanh. Trên độ cao hơn 3.000 mét này, có lẽ chính ánh sáng phát ra từ Kim Đỉnh đã được người đời tôn xưng là Đại Quang Minh Sơn chăng? Tôi thành tâm tam bộ nhất bái từ những bậc tam cấp dẫn lên Kim Đỉnh, vừa hành lễ, vừa tán thán mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền. Ngước mặt lên không trung để chiêm ngưỡng kim tướng của Ngài, lời thệ nguyện của Bồ tát năm xưa như còn đọng lại đâu đây: “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng” (Cõi hư không có thể cùng tận, nhưng hạnh nguyện của Bồ tát sẽ không bao giờ cùng tận).

 

Người ta cho rằng, ai đến Kim Đỉnh, được thấy Ma Ni Vân (biển mây ma ni), Phổ Hiền Bảo Quang (ánh sáng mặt trời ngay sau đỉnh bảo tượng Bồ tát Phổ Hiền) và Nhật xuất (mặt trời mọc trên Kim Đỉnh), người ấy đã có nhân duyên rất lớn với Đức Phổ Hiền từ vô lượng kiếp. 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------