Cao Bằng, nói vui theo cách của người dân nơi đây là “ trên Cao nhưng mà Bằng”, vốn nổi tiếng là vùng non nước hữu tình với vẻ đẹp khiến người ta không bao giờ biết chán. Đó là Thác Bản Giốc, hang Pác Bó, suối Lê Nin… những địa danh lịch sử mà bât cứ người dân Việt Nam nào cũng từng nghe. Tuy nhiên, phải tận mắt nhìn mới cảm nhận được hết cái đẹp cảu thiên nhiên, con người nơi đây.
1. Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng gần 90 km và hà Nội gần 400 km. Đến thác bản Giốc, ngay từ xa du khách đã nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào. Từ độ cao trên 30 m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng nước thành 3 luồng như ba dải lụa trắng.
Ghé thác Bản Giốc vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều khiến ban hài lòng vì hầu như lúc nào nơi đây cũng đẹp mê lòng người. Mùa mưa ở thác Bản Giốc kéo dài từ tháng 6 tới tháng 9. Đây là thời điểm nước thác cuồn cuộn, tung bọt trắng xóa, đầy đe dọa nhưng cũng vô cùng hùng vĩ. Tháng 10 đến tháng 5 là mùa khô, dòng nước hiền hòa, thanh bình hơn, các cung đường phượt cũng dễ đi lại hơn.
Nước ở thác Bản Giốc cuồn cuộn đổ xuống ngày đêm làm những tảng đá phẳng tung lên vô vàn hạt bụi trắng tỏa mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.
Ngoài ra, đường dẫn tới thác Bản Giốc quanh co, uốn lượn lưng núi với không khí trong lành, khoáng đạt, do vậy du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đồng quê của vùng núi cao rất nên thơ, trữ tình.
2. Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng nguy nga và khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, thuộc bản Giốc, xã Đàm Thủy, cách thác Bản Giốc khoảng 500m.
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt trên diện tích 3ha do UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt. Chùa Phật Tích Trúc Lâm bản Giốc bao gồm những hạng mục sau: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ.
Chùa Phật tích Trúc Lâm bản Giốc là công trình thiết thực, phục vụ nhu cầu tôn giáo tâm linh và có tầm quan trọng trong việc phát triển khu du lịch thác Bản Giốc thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.
3. Khu di tích Pác Bó
Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia – đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó, hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài, suối Lê Nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành… tất cả gắn kết hài hòa giữa cảnh quan non nước hữu tình, đẹp như tranh vẽ.
Tới thăm Pác Bó du khách sẽ được sống trong không khí thiên nhiên trong lành của vùng núi cao còn nhiều nét hoang sơ của rừng già soi bóng xuống dòng suối trong xanh được sinh thủy từ những dãy núi đá trùng điệp tạo nên phong cảnh sơn thủy hữ tình.
Dòng suối mang tên Lê Nin và ngọn núi mang tên Các Mác ở khu căn cứ địa cách mạng Pác Bó năm xưa do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt khi Người về Tổ Quốc sau bao năm ra nước ngoài hoạt động cách mạng để tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách đô hộ của thực dân.
Điều đặc biệt hơn là du khách sẽ được trực tiếp ngắm nhìn khám phá các địa danh, hiện vật lịch sử thiên nhiên tạo nên sức hấp dẫn của khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt này như hang núi Pác Bó, nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từng ở sau khi trở về từ nước ngoài, hòn đá bêm dòng suối nơi Bác dùng làm bàn dịch sách lịch sử Đảng cộng sản để tuyên truyền tới mọi người, vườn trúc Bác đã trồng, cây ổi Bác thường lấy lá đun nước uống… Trong nhà trưng bày bổ sung của khu di tích Pác Bó còn có chiếc máy chữ cũ Bác vẫn dùng đánh máy tài liệu, chiếc làn mây sờn rách, bộ quần áo bạc màu, các đồ dùng sinh hoạt của Bác trong thời gian hoạt động ở Pác Bó…
Tìm về nơi đây, du khách hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời vĩ đại của Bác cũng là để trở về với thiên nhiên yên bình, trở về với núi non, sông suối sơn thủy hữu tình gắn với huyền thoại người anh hùng dân tộc Nguyễn Ái Quốc.
4. Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh, cách thị trấn xã Cao Bằng một giờ đồng hồ nếu đi xe máy, du khách đã được tận hưởng bầu không khí mát lạnh của khu sinh thái hồ Thang Hen. Hồ nằm giữa vùng núi đá ở độ cao 800-1000m so với mặt biển và trên 500m so với địa hình nhưng không bao giờ cạn nước kể cả mùa khô trong khi các hồ có nước vào mùa mưa.
Quần thể hồ Thang Hen có 36 hồ tự nhiên, mỗi hồ cách xa nhau vài chục hoặc vài trăm mét. Các hồ đều có bờ ngăn riêng nhưng được thông với nhau bởi các hang động ngầm dưới lòng đất. 36 hồ nước ngọt tự nhiên này nằm trog một thung lũng rộng lớn tiếp giáp với xã Quốc Toản, Trà Lĩnh và xã Ngũ Lão, Hòa An. Những tên hồ được đặt tên theo tiếng địa phương như: Thang Vạt, Nà Ma, Thang Loong, Thang Hôi có từ hàng trăm năm nay. Trong quần thể đó, Thang Hen là hồ lớn nhất với chiều dài 2000m, chiều rộng 50m được bao quanh bởi những cánh rừng già, xen lẫn những mỏm đá tai mèo. Theo tiếng Tày Thang Hen có nghĩa là “ Đuôi ong”, nhìn từ trên cao xuống du khách sẽ liên tưởng đến hình dáng của hồ như đuôi con ong, trong lòng hồ có hơm 100 loại cá, tôm lớn nhỏ khác nhau tạo thành một lượng thủy sản phong phú.
Huyền thoại hồ Thang Hen là một sự khám phá thú vị của du khách, truyền thuyết kể rằng xưa cở Cao Bằng có một chàng trau tên là Sung thông minh tuấn tú, chàng thi đỗ và được vua ban thưởng, bảy ngày vinh quy bái tổ trước khi được bổ nhiệm làm quan về quê chàng kết hôn với nàng Ooc xinh đẹp, mải quyến luyến bên vợ mà chàng Sung quên mất ngày về kinh, đến đêm thứ bảy mới sực nhớ ra chàng vội chia tay vợ và bố mẹ liền chạy về kinh, giwuax rừng hoang chàng chạy được 36 bước chân ngã đập đầu vào núi rồi chết. 36 bước chân ngày nay là 36 cái hồ lớn nhở với những tên gọi khác nhau của tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh, tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống năm xưa là hồ Thang Hen ngày nay.
5. Động Ngườm Ngao
Vượt qua 89km đường núi, qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu là quý khách đã đến với động Ngườm Ngao. Hầu hết các du khách đến thăm thác Bản Giốc thường hay kết hợp tham quan động vì khoảng cách của hai điểm này chỉ khoảng 3km.
Theo ý kiến của nhiều khách du lịch thì động Ngườm Ngao được xếp vào những hang động đẹp nhất nước ta bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kỳ thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc. Tổng chiều dài của động vào khoảng 2.144m gồm có 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm lồm, Ngườm Bản Thuôn… Nhiệt độ trong động từ 18 đến 25 độ C, mùa hè cho cảm giác mát mẻ, còn mùa đông ấm áp. Quả thực Ngườm Ngao là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho cao Bằng.
Theo tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều Hổ dữ sinh sống nên người dân tộc Tày mới đặt tên động là Ngườm Ngao có nghĩa là Động Hổ. Tuy nhiên có thuyết cho rằng những tiếng gầm rú được phát ra nhờ tiếng suối nước chảy trong động tạo lên nghe giống tiếng gầm của Hổ dữ vì vậy người dân đặt tên động là Ngườm Ngao.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì động Ngườm Ngao là hang động đá vôi được hình thành khoảng 300 triệu năm. Theo thời gian dưới những tác động của thiên nhiên thì ngày nay Cao Bằng có thêm 1 điểm tham quan du lịch hấp dẫn với những nhũ đá trong động Ngườm Ngao có màu sắc khác hẳn với những động khác bởi có lượng canxi bị pha nhiều tạp chất.
Đưa mắt nhìn lên các vách đá vôi, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh ký thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thân, cây đàn đá… và cả những điểm nhấn nổi bật của Ngườm Ngao là cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn… Tất cả những cảnh vật trên đều do thiên nhiên tạo ra từ nhũ đá và măng vôi đá mà không hề có sự can thiệp sắp đặt của con người nhưng chúng hiện lên vô cùng sinh động, quyến rũ. Ngườm Ngao đúng là một món quà thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban tặng cho người dân nơi đây.